[tomtat]Việt Nam nổi tiếng không chỉ trong phạm vi các nước Đông Nam Á mà còn với các nước châu Âu. Với bề dày lịch sử của mình gốm sử Việt Nam được nhiều người biết đến như là một món quà ý nghĩa to lớn không chỉ về mặt vật chất mà còn tinh thần với những sản phẩm như: gốm sứ Bát Tràng, ấm tử sa Bát Tràng[/tomtat]


ấm tử sa bát tràng

[kythuat]Gốm Sứ Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát () là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng (, còn đọc là Trường) nghĩa là "cái sân lớn", là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ "Kim-" ví với sự giàu có, "-bản" có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc". Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 鉢場.

Có nhiều câu chuyện lưu truyền, huyền thoại về nghề gốm sứ Bát Tràng :

gom su bat trang
Gốm sứ quà tặng Bát Tràng

Vào thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu (Quảng Đông) (hiện nay tại Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) gặp bão, phải nghỉ lại. Ở đây có lò gốm nổi tiếng, ba ông đến thăm và học được một số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm. Câu chuyện trên cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ít nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đúng vậy, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127.


ấm tử sa


Theo Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, tên xã Bát tức Bát Tràng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1352. Nhưng theo dã sử thì vào thời nhà Lý (1010-1225) dân từ xã Bồ Bát thuộc tỉnh Ninh Bình đến lập nghiệp tại vùng đất này và đặt tên là xã Bát Tràng. Sở dĩ người dân Bồ Bát chọn vùng đất này để lập nghiệp vì ở đây có đất sét trắng-một nguồn nguyên liệu tốt để cho ra những sản phẩm gốm có chất lượng cao. Hơn nữa, vùng đất này nằm cạnh bờ sông Nhị tức sông Hồng sẽ thuận lợi cho việc giao thông, chuyên chở và trao đổi hàng hóa.

Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, Thăng Long trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Việt. Do nhu cầu phát triển của kinh thành, nhiều thương nhân, thợ thủ công từ các nơi tìm về Thăng Long hành nghề và lập nghiệp. Sự ra đời và phát triển của Thăng Long đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của các làng xung quanh, trong đó có làng Bát Tràng. Đặc biệt vùng này lại có nhiều đất sét trắng, một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm. Một số thợ gốm Bồ Bát đã di cư ra đây cùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò gốm, gọi là Bạch Thổ phường (phường Đất Trắng). Những đợt di cư tiếp theo đã biến Bát Tràng từ một làng gốm bình thường đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được triều đình chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh.
gom su qua tang


Đến nay, chưa tìm thấy tư liệu lịch sử nào xác nhận tiểu sử của ba nhân vật trên cũng như khẳng định sự hình thành của làng. Những công trình khai quật khảo cổ học trong tương lai có thể cho thấy rõ hơn bề dày lịch sử và những di tích của làng gốm Bát Tràng. Chỉ có điều chắc chắn là gốm Bát Tràng xuất hiện từ rất sớm, vào giai đoạn cuối của Văn hoá Hoà Bình đầu Văn hoá Bắc Sơn. Trong quá trình phát triển nghề gốm, đương nhiện có nhiều quan hệ giao lưu với gốm sứ Trung Quốc và có tiếp nhận một số ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc.



Chuyên gia nổi tiếng người nước ngoài ông John S.Guy làm việc tại viện bảo tàng Victoria and Albert-London đã đánh giá cao về gốm Bát Tràng trong thời nhà Lý-Trần và cho rằng đồ gốm Việt Nam đã nói lên được tính độc lập của dân tộc Việt Nam. Ông còn nói, gốm cổ Bát Tràng quả là niềm tự hào của người Việt Nam và hình ảnh người dân Bát Tràng làm việc miệt mài sẽ là những kỷ niệm trong ký ức của ông.

Cho dù là huyền thoại nào đi chăng nữa thì Gốm sứ Bát Tràng, Ấm Tử Sa Bát Tràng... mãi mãi là niềm tự hào cần được tiếp tục duy trì và phát huy của dân tộc Việt Nam.[/kythuat]

Bài viết liên quan

Comments[ 0 ]


Đăng nhận xét